Đức Thánh Trần trong đời sống tâm linh người Việt
Lượt xem: 3869Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là tín ngưỡng dân gian Việt nam, được hình thành từ quá trình thánh hóa, thần hóa một nhân vật có thật trong lịch sử, anh hùng dân tộc Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, ông là vị thánh phù hộ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, hộ quốc an dân, diệt trừ tà ma và chữa bệnh.
Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) là nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi ông gắn liền với chiến công Bạch Đằng Giang bất tử, là người góp công lớn nhất trong ba lần kháng chiến đánh thắng giặc Nguyên Mông: 1258, 1285 và 1288. Ông là vị tướng biết dùng người và tiến cử người tài giỏi cho đất nước (như Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu…),sống một đời mà tiếng thơm để đến muôn đời.
Theo truyền thuyết về Đức Thánh Trần thì ông là con của Đức Long vương Bát Hải Đại Vương cai quản vùng sông nước. Do dân chúng gặp kiếp nạn mà đầu thai vào Trần Quốc Tuấn để cứu dân khỏi nạn giặc ngoại xâm, giết người, cướp của. Trong hệ thống biểu tượng tâm linh Việt, không ít nhân vật có thật được dân chúng huyền thoại hóa, tôn làm thánh và trở thành đấng quyền năng siêu việt, có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm linh của mỗi người. Trong số đó, Đức Thánh Trần là nhân vật đã gia nhập Tứ Phủ và trở thành chư vị thần thánh giúp dân thoát khổ, thoát nạn.
Đức Thánh Trần “được đặt riêng một phủ Trần Triều. ông được nhân dân tôn sùng là bậc Thánh, bậc Cha, ngày giỗ và lễ hội kèm theo của Ông cũng với ngày giỗ Cha “tháng Tám giỗ Cha”. Nơi thờ Ông ở Kiếp Bạc, có ngọn núi xèo rộng ra ôm lấy thung lũng trước mặt ngôi đền là núi Nam Tào và Bắc Đẩu. Như vậy trong tâm thức dân gian, nghiễm nhiên Ông được coi như là Ngọc Hoàng, một Vua Cha cao hơn, bên trên cả Thánh Mẫu. Tuy nhiên, không giống như Vua Cha Ngọc Hoàng hay Vua Cha Bát Hải, các vị chỉ ngự trên điện thần chứ không giáng đồng, các Thánh hàng Mẫu cũng chỉ giáng chứ không nhập đồng, còn Đức Thánh Trần và một số thuộc hạ của Ông thì lại giáng đồng chuyên để trừ tà, cứu chữa con bệnh, tạo nên hẳn một dòng Thanh đồng phân khác với hình thức hầu đồng của dòng đồng cốt thờ Mẫu. Trong thứ tự giáng đồng của những người có căn Trần Triều thì thường là sau khi Mẫu giáng, và trước các vị Thánh hàng Quan. Đấy là chưa kể hình thức lên đồng để trừ tà thường diễn ra trong dịp lễ tiết của Đức Thánh Trần ở những nơi thờ tự chính của Ông” – theo sách “Đạo Mẫu Việt Nam”.
Khi hóa Đức thánh đã về thiên đình nhận chỉ của Ngọc Hoàng phong là Cửu Thiên Vũ Đế, với sứ mệnh diệt trừ yêu ma ở cả 3 cõi thiên đình, trần gian, âm phủ.Theo như vị hiệu thì Đức Thánh ngài Cửu Thiên Vũ Đế – Là Thiên Tinh nên tả Nam Tào, hữu Bắc Đẩu phù cho Thiên Tinh. Dân gian đã gắn hình ảnh hai vị tướng tâm phúc nhất của Đức Thánh Trần là ông Yết Kiêu và ông Dã Tượng vào vị trí phò tà của Đức Thánh Trần , khi sang thế giới bên kia họ sẽ trở thành quan Nam Tào, Bắc Đẩu tiếp tục giúp việc Đức Thánh Trần trong việc cứu dân giúp đời
Hiện nay Đức Thánh Trần hiện đang được nhân dân tứ phương phụng thờ dưới 2 hình thức hoàn toàn khác nhau. Hình thức thứ nhất, người dân thờ Trần Quốc Tuấn với vai trò là một anh hùng dân tộc, người đã góp công lớn vào sự kiện 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, bảo vệ lãnh thổ Quốc gia. Hình thức thứ hai là người dân coi Trần Quốc Tuấn như vị vua cha.
“Thánh Ông có lệnh truyền ra
Các quan thủy bộ cùng là chư dinh
Hô vang trấn động Nam thành
Đánh Đông dẹp Bắc tung hoành mọi nơi”
Do quan niệm dân gian nên khi có tà mà dịch bệnh người ta thường cầu đảo Đức Thánh Trần để sát quỷ trừ tà (theo dân gian bệnh là do quỷ Phạm Nhan gây ra, mà Đức Ông lại là người đã chém đầu quỷ Phạm Nhan); ngoài ra có câu chuyện còn kể rằng nếu có giặc dã, vào đền xin Đức Ông mà thấy tráp kiếm có tiếng kêu bên trong thì nhất định là thắng lớn.
Đền thờ Đức Thánh Ông Trần Triều,Đức Thánh Trần cùng với gia đình và tướng lĩnh của ông được nhân dân lập lên ở khắp nơi nhưng uy nghiêm và nổi tiếng nhất phải kể đến: Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Dương, được lập lên trên nền dấu tích ở nơi mà năm xưa ngài cho đóng quân doanh Vạn Kiếp, sau đó phải kể đến hai ngôi đền ở đất Nam Định, nguyên quán của ngài, đó là Đền Cố Trạch (Đền Trần) và Đền Bảo Lộc, đều thuộc Thiên Trường, Nam Định... Ngày tiệc Đức Thánh Trần thường được tôn là ngày “giỗ Cha” của toàn thể dân tộc Việt Nam vào ngày 20/8 âm lịch (là ngày Đức Ông hóa) và được tổ chức long trọng nhất tại đến Kiếp Bạc và Đền Bảo Lộc. Ngoài ra vào giữa đêm ngày 14/1 âm lịch còn có tổ chức ban ấn của Đức Thánh Trần tại Đền Bảo Lộc.
Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn trở thành vị Thánh trong điện thần Tứ Phủ, thậm chi còn đồng nhắt ngài với Vua Cha trong dối sánh vói Thánh Mâu. Với tư cách Ịà một vị tướng,, vốn gốc dòng họ gắn vói miền sông nước vùng hạ lưu, lại lập những chiến công thủy chiến vang dội. ông dễ được dân gian khoác thêm chiếc áo thần linh, quy về dòng thủy thần Long Vương, được thờ phụng cùng vói Bát Hải Đại Vương, vị thần trông coi vùng sông nưóc và biển cả.
Nước Việt Nam tự hào có một Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuán – nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự thiên tài và là nhà văn hóa lớn của dân tộc. Tên tuổi và sự nghiệp của ông mãi mãi sáng ngời với sử sách. Năm 1984, Viện Khoa Học Hoàng gia Anh đã công nhận Trần Hưng Đạo nằm trong top 10 đại tướng soái hàng đầu thế giới, là “Đệ nhất danh tương thời Trung đại”, người đã chỉ huy đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới vào thời bấy giờ, đó chính là quân Mông Cổ.