THƯỜNG TRỰC BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH

LỊCH SỬ NHÀ TRẦN ( PHẦN 2)

Lượt xem: 4449

LỊCH SỬ NHÀ TRẦN ( PHẦN 2)

Thời kỳ thịnh trị

Thời kỳ thịnh trị của nhà Trần chia ra làm 3 mốc thời gian rất rõ:

  • Trước giai đoạn chống Nguyên - Mông: dưới thời Trần Thái Tông (1225 - 1258).
  • Trong giai đoạn chống Nguyên - Mông: dưới thời Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông (1258 - 1287).
  • Sau giai đoạn chống Nguyên - Mông: dưới thời Trần Anh Tông và Trần Minh Tông (1290 - 1358).

Thái Tông

Trần Cảnh (陳煚), là cháu của Trần Thừa, khi ông đăng cơ chỉ mới 8 tuổi. Thái sư Trần Thủ Độ và Thái thượng hoàng Trần Thừa nhiếp chính giúp đỡ.

Trần Thủ Độ tuy bị đánh giá là người không có lễ giáo, thất học nhưng mưu lược hơn người. Trị việc trong nước đều cẩn thận và chu toàn. Về mọi mặt, thời Thái Tông củng cố các vấn đề chính nhất là:

  • Mở khoa thi Tam giáo (Đạo giáoNho giáo, Phậtgiáo) sau nhiều năm bị gián đoạn do loạn lạc cuối thời Lý. Định đặt luật pháp, soạn ra bộ Quốc triều hình luật gồm 20 quyển để định tội danh trong nước. Đáng tiếc bộ sách này đã bị thất truyền.
  • Lại mở rộng phía ngoài thành Đại La, bốn cửa thành giao cho quân Tứ sương thay phiên nhau canh giữ. Sửa đổi quan chức các phủ lộ. Đặt 2 viên An phủ sứ và An phủ phó sứ. Trong thành dựng cung, điện, lầu, các và nhà lang vũ ở hai bên phía đông và tây. Bên tả là cung Thánh Từ (nơi Thái thượng hoàng ở), bên hữu là cung Quan Triều (nơi Hoàng đế ở). Chép công việc của quốc triều làm bộ Quốc triều thường lễ, 10 quyển.
  • Thủy lợi cũng được coi trọng. Năm 1231, sai hoạn quan Nguyễn Bang Cốc chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào[3] từ phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu. Việc xong, thăng Bang Cốc làm Phụ Quốc thượng hầu.
  • Bắt đầu định luật hành chính. Chia đất nước làm 12 lộ. Đặt các chức quan cai trị. Làm đơn sổ hộ khẩu, con trai lớn gọi là đại hoàng nam, con trai nhỏ gọi là tiểu hoàng nam, 60 tuổi gọi là lão, già lắm thì gọi là long lão. Nhân đinh có ruộng đất thì nộp tiền thóc, người không có ruộng đất thì miễn cả. Có 1, 2 mẫu ruộng thì nộp 1 quan tiền, có 3, 3 mẫu thì nộp 2 quan tiền, có từ 5 mẫu trở lên thì nộp 3 quan tiền. Tô ruộng mỗi mẫu nộp 100 thăng thóc.
  • Bắt đầu thông thương nơi biên giới, để có thể giao thương với nhà Tống ở Giang Nam. Khi Nguyên Thái Tông mất, thì cửa ải thường không thông. Nếu có sứ mệnh thì chỉ có hai viên chánh phó sứ và hai bọn người đi theo, còn sản vật tiến cống có bao nhiêu thì gói bọc đưa đến địa đầu biên giới, quan địa phương nhận giữ và chuyển nộp. Sứ thần đến kinh, chỉ dâng biểu tâu thôi, các vật tiến cống không đến nơi cả được. Đến bây giờ, sai tướng chống giữ, đánh chiếm mới thông hiếu được với nước Tống.

Mỗi khi có dịp hạn hán, triều đình thường ban hành luật miễn thuế khóa, mở lương thóc rồi đại xá. Cho nên quốc lực mau chóng khôi phục, Đại Việt lại trở nên phồn thịnh như thời nhà Lý. Trong ĐVSKTT có ghi chép:..Bấy giờ quốc gia vô sự, nhân dân yên vui, người làm quan giữ mãi một chức, người ở quán, các 10 năm mới được xuất thân, người ở sảnh, cục 15 năm mới được xuất thân, chức tể tướng thì chọn người hiền năng trong tôn thất, có đạo đức, tài nghệ, thông hiểu thi thư thì cho làm.

Năm 1252, Thái Tông đổi niên hiệu là Nguyên Phong. Ông khi đổi xong, lập tức dẫn binh đi đánh Chiêm Thành. Khi nhà Lý suy, Chiêm Thành thường hay xua binh công phá ở vùng Nghệ An, dân chết vô số, nay vua lên ngôi mà không sang thông hiếu nên rất giận, dẫn quân đi đánh và bắt được nhiều thần thiếp, cướp được nhiều của cải. Uy danh Đại Việt đối với Chiêm Thành lại được thiết lập.

Năm 1258, sau khi đánh bại đại quân của Ngột Lương Hợp Thai của người Mông Cổ, Thái Tông truyền ngôi cho Hoàng thái tử Trần Hoảng (陳 晃), tự xưng là Thái thượng hoàng. Từ đấy, nhà Trần theo lệ truyền ngôi sớm cho Thái tử, Thượng hoàng tuy nhường ngôi nhưng vẫn quán xuyến mọi việc, giúp vị vua trẻ quen dần chính sự.

Trần Hoảng lên ngôi, sử gọi là Trần Thánh Tông.

Thánh Tông và Nhân Tông

Dưới thời của Thánh Tông, mọi việc chính sự vẫn đều chu toàn, nhà Trần tiếp tục thịnh trị.

 
Trần Nhân Tông (陳仁宗)

Năm 1264, Thái sư Trần Thủ Độ qua đời, thọ 71 tuổi. Thái sư công chính nghiêm minh, nhà Trần có được ngôi báu và sự thịnh trị đời Thái Tông phần nhiều là công sức của ông. Đến đây, truy phong làm Thượng phụ Thái sư Trung Vũ đại vương (上父太師忠武大王).

Nhân sự cũng được thay đổi trong thời Thánh Tông. Bấy giờ Đặng Kế (鄧薊) làm Hàn lâm viện học sĩĐỗ Quốc Tá (杜國佐) làmTrung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học. Theo chế độ cũ, không phải là nội nhân (hoạn quan) thì không được làm hành khiển, chưa bao giờ dùng nho sĩ văn học. Bắt đầu từ đây, nho sĩ văn học mới giữ được quyền bính, cũng là dấu hiệu của Nho giáo đang bắt đầu có ảnh hưởng mạnh trong bộ máy nhà nước.

Đối với anh em trong hoàng tộc, nhà vua luôn coi là thân thiết. Ông xuống chiếu cho các vương hầu tôn thất, khi bãi triều thì vào trong điện và lan đình. Vua cùng ăn uống với họ. Hôm nào trời tối không về được thì xếp gối dài, trải chăn rộng, kê giường liền cùng ngủ với nhau để tỏ hết lòng yêu quý nhau. Còn như trong các lễ lớn như triều hạ, tiếp tân, yến tiệc thì phân biệt rõ ngôi thứ, cấp bậc cao thấp. Vì thế, các vương hầu thời ấy không ai là không hòa thuận, kính sợ và cũng không phạm lỗi khinh nhờn, kiêu căng.

Năm 1277, Thượng hoàng Thái Tông băng, thọ 58 tuổi, trị vì được 33 năm, làm Thượng hoàng được 19 năm. Cùng năm đó, Thánh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Khâm (陳欽), sử gọi là Trần Nhân Tông.

Khi Nhân Tông lên ngôi, họa giặc giã từ quân Nguyên ở phía Bắc đang kéo đến. Năm đó, quân Nguyên đánh diệt nhà Tống, Tả thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết. Hậu cung và các quan chết theo rất nhiều. Qua 7 ngày có đến hơn 10 vạn xác chết nổi lên mặt biển. Xác vua Tống cũng ở trong số đó.

Để chuẩn bị cho chiến tranh chống quân xâm lượt, nhà Trần cho tiến hành xét duyệt sổ đinh, chuẩn bị lương thảo lực lượng. Phong cho Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (興道王 陳國峻) làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc, sai chọn các quân hiệu có tài chỉ huy, chia đi nắm giữ các đơn vị. Cuối cùng, quân đội nhà Trần toàn thắng vào năm 1285 và năm 1287. Đến đây, nhà Trần bắt đầu bước vào thời thịnh trị lâu dài tiếp theo.

Năm 1290, Thượng hoàng Thánh Tông băng hà, thọ 49 tuổi. Trị vì được 21 năm, thượng hoàng được 11 năm. Ông là người thiên tư, nhân ái, kế nghiệp Thái Tông khiến quốc gia hưng thịnh, lại giúp Nhân Tông chống giặc ngoại xâm, thực là công lao to lớn. Miếu hiệu Thánh Tông hoàng đế cũng là rất tôn xứng.

Trong nước sau thời kỳ chiến tranh, mất mùa thất bát. Ngay năm Thánh Tông băng hà, trong triều lục đục chuẩn bị tang lễ thì nhân dân ngoài kinh thành lại đói to, 3 thăng gạo giá 1 quan tiền, dân nhiều người bán ruộng đất, và bán con trai con gái làm nô tỳ cho người, mỗi người giá 1 quan tiền. Ngay lập tức, xuống chiếu phát thóc công chẩn cấp dân nghèo và miễn thuế nhân đinh. Năm sau, tiếp tục chết đói, 2 năm này liên tiếp nạn đói hoành hành, Nhân Tông ban chiếu cho nô dịch, nô lệ có thể mua chuộc lại ruộng đất để tăng cường cải thiện tình hình lương thực. Tình hình dần dần cải thiện.

Năm 1293, Nhân Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Thuyên (陳烇), sử gọi là Trần Anh Tông.

Anh Tông và Minh Tông

Trần Anh Tông là một vị Hoàng đế có tính trưởng thành cao trong các vị vua nhà Trần. Khi mới lên nối ngôi, Anh Tông hay uống rượu và đêm thường hay lén ra ngoài đi chơi, có lần bị đồ vô lại ném trúng đầu. Một hôm uống rượu say đến nỗi Thượng hoàng Nhân Tông ở Thiên Trường về kinh đô, các quan đều ra đón rước cả, mà vua vẫn nằm ngủ. Thượng hoàng giận lắm, truyền xa giá lập tức về Thiên Trường và hạ chiếu cho bách quan phải về đấy hội nghị định truất ngôi Anh Tông.

Khi Anh Tông tỉnh rượu, biết thượng hoàng về kinh đô, sợ hãi quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên là Đoàn Nhữ Hài (段 汝諧), mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Thượng hoàng xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Về đến kinh sư, Anh Tông cho Đoàn Nhữ Hài làm ngự sử trung tán, và từ đấy không uống rượu nữa.

 
Trần Anh Tông (陳英宗)

Anh Tông từ sau việc ấy siêng năng hơn, tối hôm tấu duyệt sớ của chính sự. Và từ sau vụ ấy, vua cũng đâm ra ghét người nghiện rượu và không dùng những người ấy vào việc quan. Ông cũng là người rất ghét nạn đánh bạc, đã sai đánh chết Thượng phẩm Nguyễn Hưng vì tội ấy. Dưới thời Anh Tông luật pháp rất nghiêm, vì thế trong nước có trật tự, quốc gia đi lên nhanh chóng.

Dưới thời ông, Ai Lao và các động biên giới thường xuyên quấy nhiễu, dù Trần Quang Khải (陳光啓), Trần Quốc Tuấn đều đã qua đời nhưng các Phạm Ngũ Lão (范五老), Trần Nhật Duật (陳日燏), Trần Quốc Tảng (陳國顙) đều là các danh tướng nên biên giới được an lành. Đối vớivăn hóa, thời Anh Tông xuất hiện các danh nhân như Đoàn Nhữ Hài, Trương Hán Siêu (張漢超), Mạc Đĩnh Chi (莫挺之), Nguyễn Trung Ngạn(阮忠彥), Trần Thì Kiến (陳時見), Bùi Mộc Đạc (裴木鐸).

Đời Anh Tông có một ông quan nhỏ tên Trần Cụ (陳瞿), người Cứu Liên. Tính tình khoan hậu, cẩn trọng, giỏi bắn cung đá cầu nên Anh Tông sai bảo dạy cho Thái tử Trần Mạnh (陳 孟). Cụ là người rất thích ngay ngắn, làm cầu đá, bắn cung đều rất quy tắc và ngay thẳng. Ông vốn có mối hận với Cứu Liên, thề rằng chân không giẫm lên đất ấy nữa. Sau này trở về Cứu Liên thì đi thuyền, đến khi lên bộ thì đi kiệu vào cửa, tới giường mới xuống kiệu, thức ngủ, ăn uống đều ở trên giường. Khi nào chơi xem vườn ao thì sai khiêng giường đến chỗ đó, hết hứng thì trở về, lại ngồi kiệu, lên thuyền... Cứ như thế cho đến hết đời, chưa hề giẫm một bước xuống đất Cứu Liên. Ông ta giữ lòng bền rắn một mực như vậy đó, đời xưa gọi thế là người gàn.

Về lễ phục quan lại, Anh Tông quy định áo mũ, kiệu ngồi cũng rất chặt chẽ, rõ ràng. Năm 1300, quy định quan văn thì đội mũ Đinh tự màu đen, tụng quan thì đội mũ Toàn hoa màu xanh vẫn như quy chế cũ. Ống tay áo của các quan văn võ rộng 9 tấc đến 1 thước 2 tấc, không cho dùng từ 8 tấc trở xuống. Các quan văn võ không được mặc xiêm, tụng quan không được mặc thường (mũ toàn hoa xanh có hai vòng vàng đính vào hai bên). Nhưng đến năm sau, đổi lại thành các quan văn võ đều đội mũ Đinh tự, thêm miếng lụa bọc tóc màu tía xen màu biếc. Các kiểu mũ của vương hầu: người tóc dài đội mũ Triều thiên, người tóc ngắn đội mũ Bao.

Một sự kiện đánh dấu sự mở rộng cương vực Đại Việt là việc Anh Tông gả em gái là Huyền Trân công chúa (玄珍公主) cho Chế Mân (Jaya Sinhavarman III), để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải VânThừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Nhưng cuộc hôn nhân chỉ được 1 năm thì Chế Mân băng hà, Anh Tông lo sợ Huyền Trân ở đấy không hay nên cử Trần Khắc Chung (陳克終) cướp công chúa về, từ đấy người Chiêm Thành oán hận Đại Việt. Năm 1311, chúa Chiêm là Chế Chí (Jaya Sinhavarman IV) đánh trả nhưng bị đại bại. Năm 1318, Chế Năng tiếp tục đem quân đánh phá nhưng vẫn không kết quả.

Năm 1314, Anh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Mạnh, sử gọi là Trần Minh Tông.

Thượng hoàng Anh Tông vẫn giúp đỡ ông trông coi chính sự. Triều đại nhà Trần dưới thời Minh Tông tiếp tục duy trì sự thịnh vượng của các đời vua trước đã tạo nên.

Dưới thời Minh Tông, trong huyết thống hoàng gia đã bắt đầu có ngoại thích xen vào. Đó là việc ông sủng ái Anh Tư phu nhân (英思夫人), con gái một quan viên họ Lê và em phu nhân là Lê thị Sung viên (黎 氏充媛). Cả 2 bà đều sinh ra các Hoàng tử đều là những người sẽ kế thừa ngôi vị Hoàng đế Đại Việt tương lai. Anh Tư phu nhân sinh ra Hoàng trưởng tử Trần Vượng (陳旺), Trần Phủ (陳暊) còn Lê sung viên sinh ra hoàng tử út Trần Kính (陳曔).

Minh Tông do sủng ái Anh Tư phu nhân nên muốn lập con của phu nhân là Trần Vượng làm Thái tử, nhưng gặp phải sự phản đối từ cha của Lệ Thánh hoàng hậu (麗聖皇后) là Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn (陳 國瑱), một đại thần trụ cột đương thời, con trai của Nhân Tông hoàng đế, người mà Minh Tông phải gọi bằng chú. Khi Anh Tông hấp hối, ông đã giao Quốc Chẩn chăm nom Minh Tông nên có thể nói địa vị của Quốc Chẩn rất là cao. Khi Quốc Chẩn phản đối việc ông lập Trần Vượng làm Thái tử, Minh Tông bèn thôi nhưng rất bực mình. Sau đó, dưới sự xúi giục của Trần Khắc Chung (陳 克終), Văn Hiến hầu (文獻侯) là con trai của Trần Nhật Duật, cùng sự ngấm ngầm của Anh Tư phu nhân, Minh Tông đã bắt giam Quốc Chẩn vào một ngôi chùa và khiến Quốc Chẩn thiệt mạng.

Minh Tông sau đó truyền ngôi cho Thái tử Trần Vượng, gọi là Trần Hiến Tông. Hiến Tông chết khi còn trẻ, ông lập con của Lệ Thánh hoàng hậu là Trần Hạo (陳暭), tức Trần Dụ Tông. Năm 1358, Minh Tông băng hà, Dụ Tông tự mình điều hành chính sự, thời kỳ suy vong của nhà Trần bắt đầu.

Thời kỳ suy tàn

Dụ Tông suy trị

Trần Dụ Tông tuy được đánh giá thông minh, hiểu rộng, sách vở đều thông nhưng đến khi Thượng hoàng Minh Tông băng hà, ông trở nên bỏ bê chính sự. Ông ham mê tửu sắc, ra lệnh cho xây cung điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng.

Chu Văn An (朱文安), một vị quan thanh liêm, trung thần tại triều đình, đã dâng Thất trảm sớ (七斬疏) đề nghị trị tội những tên tham quan ô lại. Vua Trần Dụ Tông đã không nghe theo nên Chu Văn An đã từ quan về nhà dạy học.

Dụ Tông ham chơi bời, mê đàn hát, thường sai các vương hầu và công chúa bày tiệc đóng trò hát tuồng cho vui, ai diễn hay thì được thưởng. Mặc dù phép tắc nhà Trần rất nghiêm khắc với tội đánh bạc nhưng Trần Dụ Tông lại thích trò này, chiêu tập các nhà giàu vào cung đánh bạc cùng vua. Có người đã xàm tấu với ông rằng Thái úy Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác (陳元卓) đã yểm bùa hại ông. Dụ Tông chút nữa là sát hại Nguyên Trác, nhưng Hiến Từ hoàng thái hậu đã can ngăn.

Ông sai phu xây cất nhiều cung điện, đào hồ ở vườn trong hậu cung, trong hồ xây đá làm núi, trồng nhiều cây cỏ lạ và nuôi chim thú quý; sau đó ông lại sai làm hồ con, lệnh cho dân ra biển chở nước mặn đổ vào hồ và thả cá biển, đồi mồi vào nuôi.

Vua thích chơi bời, các quý tộc cũng hưởng ứng theo vua khiến triều đình rối nát. Bên ngoài xảy ra mất mùa trong nhiều năm. Trần Dụ Tông chỉ có các biện pháp khắc phục tạm thời như sai các nhà hào phú bỏ thóc lúa chu cấp cho người nghèo để chống đói và thưởng chức tước cho họ để trả công; ông không chú trọng việc đắp đê và làm thủy lợi để phát triển nông nghiệp lâu dài.

Loạn Dương Nhật Lễ

Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, thọ 34 tuổi, cai trị được 28 năm.

Trần Nhật Lễ (陳日禮), con của Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Dục (陳元育) được chọn làm người kế thừa đại thống. Nhật Lễ không phải là con của Nguyên Dục mà mẹ Lễ vốn là cô đào, vợ của kép hát Dương Khương (楊姜). Bà múa vở Vương mẫu hiến bàn đào, thân người rất đẹp nên Nguyên Dục si mê, buộc bà phải bỏ Dương Khương mà về làm vợ mình, nhưng lúc đó bà đã mang thai Lễ. Sau khi Nhật Lễ sinh ra, Nguyên Dục tự nhận làm con mình. Đến khi Dụ Tông bệnh nặng, truyền ngôi cho Nhật Lễ để kế thừa. Thật ra, lúc đó triều thần không muốn thế mà muốn lập Cung Định vương Trần Phủ lên thay, nhưng Hiến Từ hoàng thái hậu lại nghĩ đó là cháu mình, khăng khăng lập Nhật Lễ nên quần thần đều nghe theo. Nhật Lễ lên ngôi vua, tôn Thái hậu làm Thái hoàng thái hậu, Trần Nguyên Trác làm Thượng tướng quốc thái tể. Sau này, Thái hoàng thái hậu biết chuyện của Nhật Lễ, hết sức thất vọng mà muốn phế truất Lễ nên Lễ ra tay trước, cho người ngầm bỏ độc giết chết Thái hậu.

Nhật Lễ ở ngôi bỏ bễ chính sự, ham tửu sắc, hằng ngày chỉ rong chơi, thích các trò hát xướng, muốn đổi lại họ là Dương, việc này làm bất bình trong giới hoàng tộc nhà Trần trong đó có Thái tể Trần Nguyên Trác. Ông ngầm lập mưu bắt Lễ trong cung, cùng con trai là Trần Nguyên Tiết với 2 cháu trai là con của Thiên Ninh công chúa (天寧公主) xâm nhập và cung nhưng kế hoạch thất bại, Nguyên Trác cùng đồng đảng đều bị Nhật Lễ giết hết.

Mùa đông, tháng 10, năm 1370, Cung Định vương Trần Phủ vì có con gái làm hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình, tránh ra trấn Đà Giang (Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên Vương Trần Kính, Chương Túc quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán (陳元旦) cùng với Thiên Ninh công chúa hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Lật đổ được Nhật Lễ, giáng xuống làm Hôn Đức công (昏德公).

Cùng năm ấy, Cung Định vương Trần Phủ lên ngôi, tức là Trần Nghệ Tông.

Lê Quý Ly tiến ngôi

Nghệ Tông làm vua được 2 năm, lên làm Thái thượng hoàng và nhường ngôi cho em là Trần Kính lên thay, tức là Trần Duệ Tông. Năm 1377, Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, thượng hoàng Nghệ Tông lập con Duệ Tông là Trần Hiện (陳晛) lên thay, sử gọi là Trần Phế Đế. Thượng hoàng Nghệ Tông nắm quyền bính trong tay quyết định mọi việc nhưng lại quá tin dùng một mình Lê Quý Ly (黎季犛), là cháu của Anh Tư phu nhân, mẹ của Nghệ Tông.

Lê Quý Ly muốn nắm đại quyền, nên xúi giục Nghệ Tông giết hại các trung thần, các hoàng tử, các thân vương và ngay cả vua Phế Đế cũng bị sự gièm pha của Quý Ly mà bị Nghệ Tông phế bỏ [4]. Con Nghệ Tông là Trần Ngung (陳顒), tức Trần Thuận Tông được lập lên ngôi nhưng cũng không có thực quyền. Con gái lớn của Quý Ly là Khâm Thánh hoàng hậu của Thuận Tông, nên mọi việc của Thuận Tông càng bị Quý Ly siết chặt hơn.

Do sự suy tàn này, các cuộc khởi nghĩa n&

Giới thiệu khác


Viện Khoa Học Phát Triển Nhân Lực Kinh Tế và Văn Hóa

Địa chỉ: Tòa Nhà Số 44 - 46 Ngõ 897 Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại: 043.8644640/ 043.8647276/ 046.6519777

Fax: 043.8645231

Hotline: 0982.602.692 / 0979.046.308

NHÂN TÀI ĐẤT VIỆT

Hàng Việt tốt

Máy lọc nước Mokin

Ghế sofa

Shop mỹ phẩm xách tay

Dạy học tiếng Anh đúng chuẩn

Xét nghiệm ADN Đà Nẵng, chính xác, uy tín, bảo mật, giá từ 950k/mẫu