THƯỜNG TRỰC BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC HUYỆN NÚI THÀNH – TỈNH QUẢNG NAM

Lượt xem: 4002

GIÁO DỤC HUYỆN NÚI THÀNH – TỈNH QUẢNG NAM 

30 NĂM SAU NHÌN LẠI

                                      

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược đào tạo con người, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giáo dục - đào tạo có tác động to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần xã hội. Đảng ta khẳng định: phát triển giáo dục đào tạo là điều kiện quan trọng để phát huy nguồn lực con người; yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Thực hiện những quan điểm đó của Đảng, sự nghiệp giáo dục - đào tạo Núi Thành từ ngày thành lập huyện đến nay luôn được quan tâm đầu tư đúng mức.

 Khi mới thành lập, tình hình kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục - đào tạo huyện nhà cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Trong huyện lúc bấy giờ có 19 trường mẫu giáo, 23 trường phổ thông cơ sở, bậc trung học phổ thông mới chỉ có một trường. Cơ sở vật chất trường học chưa có điều kiện để đầu tư nhiều. Toàn huyện có 450 phòng học, trong đó có 90 phòng học tạm bằng tranh tre; 20 lớp phải học ca ba. Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều, nhất là bậc học THCS; một số chưa được đào tạo chuẩn; đời sống giáo viên gặp rất nhiều khó khăn; hầu hết giáo viên phải làm thêm việc khác, nghề khác mới đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho đời sống nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Hoạt động trong nhà trường chủ yếu là dạy chữ và lao động sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động giáo dục khác.

 Trong giai đoạn từ 1994 đến năm 2003, tình hình kinh tế- xã hội huyện nhà có những bước phát triển đảng kể; đồng thời với một số chủ trương lớn của Đảng nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã tạo thuận lợi cho giáo dục - đào tạo Núi Thành phát triển. Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng được triển khai tích cực đã huy động được nguồn lực lớn đầu tư cho giáo dục. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường. Công tác tự học, tự rèn nhằm nâng cao trình độ của giáo viên được đẩy mạnh. Số lượng trường lớp tăng nhanh đáp ứng yêu cầu học tập của con em. Điều kiện dạy học được tăng cường, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp được nâng cao. Đến năm 1998, trường THPT Cao Bá Quát được thành lập, tiếp đến năm 2000 trường THPT Bán công Núi Thành (nay là THPT Nguyễn Huệ) được thành lập. Đến năm 2003, toàn huyện có 60 trường (trong đó mẫu giáo có 16 trường, tiểu học: 26 trường, THCS 15 trường; THPT 3 trường).

Từ năm 2004 đến nay, sự nghiệp giáo dục - đào tạo huyện nhà phát triển khá rõ nét. Mạng lưới trường lớp phát triển nhanh và được bố trí hợp lý, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường; trẻ em trong độ tuổi ra lớp hằng năm đạt tỷ lệ cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở. Phổ cập giáo dục bậc trung học đã được triển khai thực hiện. Giáo dục ở các xã khó khăn được đầu tư và có  chuyển biến tích cực. Xã hội hoá giáo dục ngày càng đi vào chiều sâu. Các tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân, các bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn, cụ thể hơn đối với phát triển sự nghiệp giáo dục. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục. Đến nay, toàn huyện có 63 trường; trong đó có 18 trường Mẫu giáo, 25 trường tiểu học; 17 trường THCS; 3 trường THPT; 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp; 17 Trung tâm học tập cộng đồng; 1 trường Trung cấp nghề của Tỉnh đóng trên địa bàn huyện; có hơn 1.500 giáo viên hầu hết đã đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Có 40 trường học được tầng hoá; đa số các trường học có phòng bộ môn, có phòng làm việc đạt chuẩn; nhiều cơ sở trường học được xây dựng tường rào, cổng ngõ, công trình vệ sinh, nước sạch, sân trường xanh, sạch, đẹp. Hiện có 24 trường phổ thông, mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực; hầu hết các lớp mẫu giáo trên địa bàn huyện tổ chức dạy 2 buổi/ngày; 100% lớp mẫu giáo tổ chức giảng dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới; có 15/18 trường mẫu giáo tổ chức bán trú với 3.316 học sinh được ăn ở bán trú. Có 127 lớp tiểu học dạy từ 9 đến 10 buổi/tuần; 312 lớp học 6-8 buổi/tuần. Cùng với xu thế chung, giáo dục huyện nhà đã tích cực thực hiện giáo dục toàn diện; đẩy mạnh việc giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học; dạy tin học, ngoại ngữ ở cấp tiểu học. Các môn thể dục, âm nhạc. mỹ thuật, tin học, ngoại ngữ ở các trường tiểu học đều có giáo viên chuyên phụ trách giảng dạy.

 Hầu hết các trường phổ thông đã tích cực tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Coi trọng việc truyền thụ kiến thức và hình thành kỹ năng cho học sinh trong dạy học.

Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được hầu hết các trường quan tâm, xây dựng kế hoạch thực hiện. Tất cả các trường đều tự đánh giá đơn vị mình theo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia; tập trung xây dựng những tiêu chí chưa đạt. Công tác xã hội hoá giáo dục được các trường thực hiện đạt kết quả. Đã huy động được sự đóng góp tích cực của các lực lượng xã hội, các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp hỗ trợ sách vở, phương tiện đi lại cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Huy động kinh phí, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; bổ sung sách báo để xây dựng thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến. Công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh.

Trong những năm đến, để sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện nhà phát triển đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần tập trung một số giải pháp sau:

           1- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; các tổ chức trong trường học; đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục. Nhanh chóng khắc phục những yếu kém trong bố trí, sắp xếp, sử dụng để sớm xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đặc biệt chú ý phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

          Xây dựng qui chế, quy trình, tiêu chuẩn tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý, giáo viên; công khai, minh bạch, tránh các hiện tượng tiêu cực. Thực hiện tốt công tác tạo nguồn, quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, tránh tình trạng hẫng hụt, bố trí sử dụng chắp vá. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về mọi mặt. Có giải pháp thích hợp nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cườngcông tác giáo dục chính trị tư tưởng; đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cuộc vận động trong ngành giáo dục; xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong trường học .

Xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể, ban cha mẹ học sinh, chi hội khuyến học trong trường học vững mạnh toàn diện; tập trung phát triển đảng viên đểlàm nòng cốt thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị  trong nhà trường.

Đẩy mạnh cải cách hành chínhtrong quản lýgiáo dục, tạo cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tintronghoạt động quản lý giáo dục ởcác cấp học.

Thực hiện tốt các chủ trương công khai chất lượng, nguồn lực, kết quả kiểm định, thanh tra, kiểm tra, đánh giá. Phát huy tác dụng của hoạt động giám sát xã hội đối với chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần chấn chỉnh nền nếp trong dạy học và quản lýgiáo dục.

          2-Triển khai thực hiện đảm bảo nội dung chương trình, sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh, tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức đểnâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn như cải tiến phương pháp soạn giảng; tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Đẩy mạnh phong trào thi đua 2 tốt trong nhà trường…

          3-Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtcác trườngtheo hướng chuẩn hoá,  hiện đại hoá. Đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, đặc biệt chú ý ở cấp trung học phổ thông.

Từng bước hiện đại hóa thiết bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy. Tiếp tục đầu tư việc xây dựng phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn đạt chuẩn. Quan tâm xây dựng phòng giảng dạy tin học và ngoại ngữ đạt yêu cầu cho các trường phổ thông.

Đẩy mạnh việc xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn quốc gia.Huy động nhiều nguồn vốn đẩy mạnh kiên cố hóa trường học, trong đó đặc biệt ưu tiên cho giáo dục vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Ưu tiên dành quỹ đất và vị trí xây dựng các cơ sở trường học. Đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm học tập cộng đồng; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các trung tâm hoạt động có hiệu quả.

          4- Mở rộng các hình thức huy động cộng đồng tham gia quản lý nhà trường; giải quyết những vấn đề quan trọng của giáo dục; mở rộng cơ hội học tập cho mọi người thông qua hình thức giáo dục thường xuyên ở các trung tâm học tập cộng đồng. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho con em gia đình chính sách, gia đình nghèo học giỏi. Thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài…

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả cả về dạy chữ, dạy người. Ngăn chặn và chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực vào nhà trường... Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, bình đẳng, môi trường giáo dục lành mạnh. Đề cao vai trò hội đồng giáo dục các cấp;có giải pháp thích hợp để các hội đồng giáo dục hoạt động nền nếp, hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Tạo điều kiện cho các loại hình giáo dục ngoài công lập hoạt động. Phát huy vai trò, trách nhiệmcủa Ban cha mẹ học sinh, Hội đồng giáo dục các cấp; xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc tham gia phát triển giáo dục. Khen thưởng,tôn vinh các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đã có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục./.

( Nguồn tư liệu: Trưởng phòng LƯU BÁ ÂN)

Tin tức liên quan


Viện Khoa Học Phát Triển Nhân Lực Kinh Tế và Văn Hóa

Địa chỉ: Tòa Nhà Số 44 - 46 Ngõ 897 Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại: 043.8644640/ 043.8647276/ 046.6519777

Fax: 043.8645231

Hotline: 0982.602.692 / 0979.046.308

NHÂN TÀI ĐẤT VIỆT

Hàng Việt tốt

Máy lọc nước Mokin

Ghế sofa

Shop mỹ phẩm xách tay

Dạy học tiếng Anh đúng chuẩn

Xét nghiệm ADN Đà Nẵng, chính xác, uy tín, bảo mật, giá từ 950k/mẫu